Sữa bột được rất nhiều gia đình ưa chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là kết quả của trình nghiên cứu kỹ lưỡng, tạo nên dạng sản phẩm tiện dụng và phù hợp với nhu cầu của nhiều người. Cùng tìm hiểu về sản phẩm này qua những thông tin được chia sẻ cụ thể ngay sau đây.
Sữa bột là gì?
Sữa bột là một sản phẩm sữa rất tiện dụng được chế biến thành dạng bột khô. Để thu dạng bột, sữa cần phải đi qua quy trình bốc hơi nước và tiếp tục được nghiền nhỏ hơn. Mục đích chính là để có thể bảo quản, tích trữ, có khả năng sử dụng lâu dài hơn so với những loại sữa tươi trên thị trường.
Sữa bột có thời hạn kéo dài và cũng không yêu cầu phải bảo quản lạnh bởi bản thân nó đã có độ ẩm khá thấp. Bên cạnh đó, khi ở dạng bột khô, khối lượng của sản phẩm cũng đã được giảm thiểu đáng kể, từ đó mà quá trình vận chuyển trở nên thuận tiện hơn.
Sữa dạng bột hiện nay bao gồm nhiều loại khác nhau và có những quy chuẩn nhất định cho mỗi loại. Hiện nay, sản phẩm được ứng dụng rộng rãi đem đến nhiều giá trị về dinh dưỡng và dùng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nữa.
Có bao nhiêu loại sữa bột hiện nay?
Sữa bột hiện nay khá phổ biến, được chiết xuất khác nhau nên cũng phân loại khác nhau:
Sữa bột từ sữa bò
Đây là một dòng sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trên thị trường tại nước ta, thường ứng dụng cho trẻ em hoặc những người cao tuổi. Phần lớn những sản phẩm sữa bột đang bày bán trên thị trường là làm từ sữa bò.
Sữa bột từ sữa dê
Đây là dạng sản phẩm không quá phổ biến, tuy nhiên cũng đang là một trong những lựa chọn rất được các phụ huynh quan tâm. Bởi trong sữa dê có rất nhiều các hoạt chất sinh học lành tính, hơn nữa cũng ít gây ra các hiện tượng dị ứng bởi bản thân sữa dê trong thành phần có chứa ít lactose.
Từ đậu nành
Sản phẩm sữa dạng bột được làm thay thế từ đậu nành hiện nay được sử dụng chủ yếu với những trường hợp không dung nạp lactose. Hoặc với những trường hợp bị dị ứng sữa bò cũng có thể dùng sản phẩm này để thay thế.
Sữa ít gây dị ứng
Đây là dạng sữa được phát triển trong thành phần có chứa đạm thủy phân dành cho những người dị ứng với protein. Sản phẩm này có chứa các phân tử protein đã được phân tách nhỏ hơn để giúp cho hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu hơn đồng thời giảm thiểu việc giảm hệ miễn dịch cho người uống.
Sữa bột công thức
Dùng cho trẻ nhẹ cân, thấp còi dựa trên những nghiên cứu nhất định từ đó hỗ trợ cho trẻ ăn ngon miệng và tăng thêm cân nặng.
Quy định về thành phần cần có trong sữa bột cho trẻ
Những nhà nghiên cứu và sản xuất cần phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt trong thành phần, quy cách thương mại của sản phẩm sữa bột. Bởi sữa có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của con người:
Thành phần
Theo Viện Nhi Khoa của Mỹ đưa ra, trong thành phần của sữa bột yêu cầu phải có những dưỡng chất nhất định, gồm có:
- Chất đạm, chất béo.
- Gồm có các loại vitamin đó là : Nhóm B là B1, B2, B3 VÀ B12 và vitamin A, C, D, E, K.
- Một số acid hữu có có lợi như: acid folic, acid pantothenic, acid linoleic.
- Những khoáng chất khác: niacin, kẽm, mangan, sodium chloride. Iod, potassium chloride, nucleotide, chất bột đường, magie, sắt, đồng, photpho.
Quy định khác
Bên cạnh những yếu tố thành phần trên, trong quy định sữa bột còn có những yêu cầu khác:
- Yêu cầu lượng đạm bổ sung trong thành phần của sản phẩm phải nằm trong mức giới hạn đã để ra.
- Năng lượng, chất béo có trong sản phẩm thuộc mức quy định.
- Yêu cầu về số lượng của một số loại vitamin, các khoáng chất khác nhau có trong sản phẩm.
- Định lượng Nhôm yêu cầu không được vượt quá giới hạn tối đa cho phép.
- Các hàm lượng chất khác có quy định cụ thể nhà sản xuất cần tuân theo.
Sữa bột có thể dùng thay cho sữa mẹ hay không?
Sữa bột chủ yếu được sản xuất từ sữa bò nhưng theo quy định không nên dùng sản phẩm này cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Bởi trong các nghiên cứu đã chứng minh rằng hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non yếu khi dùng sản phẩm. Trong sữa có hàm lượng casein rất cao nhưng chất đạm whey lại không có nhiều, nếu như sử dụng sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé.
Hiện nay, sữa bột đã được cải tiến theo công thức nhất định về dinh dưỡng, có thể thay thế cho sữa mẹ và được cho phép sử dụng. Tuy nhiên lượng kháng thể trong đó không dồi dào như nguồn sữa mẹ tuy có thể dùng thay thế nhưng xét về nhiều mặt không thể so sánh về lợi ích, sự cân bằng đến sự phát triển của bé.
Khi nào nên dùng sữa bột cho bé?
Với những trường hợp khác nhau khiến trẻ không thể bú mẹ có thể dùng sữa bột để thay thế như:
- Mẹ thiếu sữa do nhiều nguyên nhân về thể chất.
- Mẹ mắc một số bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh nguy hiểm đến trẻ như lao, HIV.
- Do người mẹ sử dụng một số loại thuốc, các chất không an toàn với trẻ
- Bé thiếu dinh dưỡng trong quá trình bắt đầu được chuyển sang ăn dặm.
- Bé không bú được do dị tật, bé không phù hợp với một số dòng sữa đã sử dụng.
Uống sữa bột như thế nào là đúng cách?
Để đảm bảo tốt nhất sức khỏe và sự an toàn đối với trẻ nhỏ, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây để sử dụng sữa dạng bột đúng cách nhất:
Không dùng với thực phẩm kiêng kị
Nhiều phụ huynh muốn đổi gió cho con, làm tăng hương vị trong sữa bột, hãy lưu ý cần tránh một số loại thực phẩm. Đặc biệt là cam, chuối, socola… có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa non nớt của con. Sử dụng một số loại trái cây có vị chua có thể gây ra hiện tượng casein bị kết tủa, điều này gây ra những tác động tiêu cực đến đường ruột. Vậy nên cần tránh dùng trái cây có nhiều vị chua với sữa bột.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách pha sữa Hikid đơn giản, đúng chuẩn, an toàn cho bé
- Sữa Milo – Thức uống nhiều công năng có lợi cho sức khỏe
Thực phẩm tanh
Nếu như bạn dùng chung sữa bột cùng với thịt đỏ hoặc những thực phẩm tanh có thể gây tác động lên hệ tiêu hóa. Cả thực phẩm này và sữa đều có chứa hàm lượng cao về dinh dưỡng, có thể gây áp lực đến hệ tiêu hóa. Trẻ có bụng dạ yếu, kể cả người lớn tuyệt đối không nên dùng sữa bột như thế, có thể tăng dị ứng và khó tiêu.
Tiệt trùng bằng cách đun sôi sữa
Phương pháp này nghe có vẻ rất cẩn thận để tiêu diệt những mầm mống vi sinh vật gây hại. Nhưng trên thực tế, việc đun sôi này có thể gây ra những tác động không tốt đến dinh dưỡng của sữa, khiến cho sữa bị biến chất, đổi màu, thậm chí sinh ra những hợp chất xấu. Vậy nên, tốt nhất để làm nóng sữa, lựa chọn khoảng nhiệt là 50-70 độ là phù hợp và an toàn.
Bên cạnh đó, trong quá trình hâm nóng sữa, tuyệt đối không được cho đường vào sữa, bởi lysine của sữa trong nhiệt độ cao cơ thể phản ứng cùng với fructose gây ra những phản ứng dây chuyền không tốt cho sức khỏe.
Sữa bột là một nguồn dưỡng chất rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh. Vậy nên, hiểu rõ về dinh dưỡng cũng như cách sử dụng an toàn chính là cách để bảo vệ sức khỏe cho con yêu của bạn.