Nhiều bà mẹ bỉm sữa hoang mang bởi tình trạng sữa nhanh hỏng sau khi vắt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Sữa mẹ để ngoài được bao lâu là đủ, an toàn hệ tiêu hóa, dinh dưỡng có thay đổi không? Những thông tin sau đây sẽ chia sẻ sữa mẹ để ngoài bao lâu là đủ, bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết để bạn có thể bảo quản đúng cách.
Sữa mẹ để ngoài được bao lâu là đủ?
Sữa mẹ xuống nhiều bé không bú kịp khiến bầu ngực bị căng, điều này có thể dễ gây ra tình trạng viêm vú. Bên cạnh đó, mẹ bận bịu không có thời gian cho con bú có thể hút sữa ra sau đó đem phần sữa dự trữ cho con dùng sau.
Sữa để ngoài lâu có vấn đề gì?
Nhưng nếu như bảo quản sữa quá lâu ở môi trường bên ngoài có thể dễ dẫn đến nhiều vấn đề. Điển hình như sữa bị thay đổi thành phần dinh dưỡng, có thể dễ dẫn đến mất chất, đặc biệt là sự xâm nhập của các vi sinh vật. Nếu sữa bị hỏng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của bé, đặc biệt rất dễ có khả năng bị tiêu chảy, đau bụng.
Sữa mẹ để ngoài được bao lâu sử dụng tốt nhất?
Vậy nên, rất nhiều mẹ băn khoăn sữa mẹ để ngoài được bao lâu, theo các tổ chức về dinh dưỡng, y tế WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng thời gian bảo quản lý tưởng của sữa mẹ cụ thể dưới đây:
- Trong môi trường nhiệt độ phòng, thời gian bảo quản lý tưởng nhất là từ 25 – 35 độ C, thời gian tối ưu sử dụng nên trong vòng 4-6 tiếng.
- Trong môi trường có sử dụng điều hòa, máy lạnh với nhiệt độ vào khoảng dưới 25 độ C, sữa mẹ sử dụng tốt nhất đó là từ 6 đến 8 tiếng.
- Nếu như mẹ bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ 4 độ C, thời gian sử dụng tối ưu đó là trong vòng 3-5 ngày. Còn bảo quản trong tủ lạnh mini mức nhiệt độ từ -5 đến -10 độ C, có thể sử dụng tốt trong vòng 2 tuần.
- Nếu như mẹ bảo quản sữa đã hút trong ngăn đá tủ lạnh ở nhiệt độ -10 đến -18 độ C, thời gian phù hợp đó là trong khoảng 3 tháng. Trường h[ sử dụng tủ đông mức nhiệt dưới -18 độ C có thể dùng trong vòng 6 tháng.
Những điều cần lưu ý khi vắt sữa
Sữa mẹ để bên ngoài được bao lâu là vấn đề cha mẹ cần phải lưu tâm, bên cạnh đó là các công đoạn vắt sữa mẹ cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn và vệ sinh. Để có thể bảo quản sữa tốt nhất, tránh hỏng và vắt sữa đúng cách mẹ cần:
Chia nhỏ khẩu phần và ghi chú
Quy trình làm sạch bình vắt sữa và túi lưu sữa vô trùng cần đặc biệt chú ý. Cần làm sạch các dụng cụ này với các dụng cụ chuyên dụng, sau khi làm sạch xong, nên để ráo tự nhiên, không nên dùng khăn để lau để tránh dính bụi vải. Bên cạnh đó, cần tiệt trùng bình với nước sôi mỗi lần lưu sữa để giúp đảm bảo an toàn chất lượng.
Trước khi vắt sữa, mẹ nên rửa tay thật sạch, sau đó các dụng cụ vắt sữa cũng được vệ sinh đảm bảo an toàn. Vệ sinh bầu vú, và dùng khăn ấm sạch chườm khoảng 2-3 phút. Sữa mẹ cần phải lưu trong bình lưu kín, điều này giúp sữa mẹ để ngoài được bao lâu để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, ảnh hưởng đến chất lượng của sữa.
Nếu như vắt sữa quá nhiều trong một lần, có thể gây ra tình trạng bị hụt sữa cho các lần sau. Vậy nên, tốt nhất mẹ nên chia nhỏ sữa đủ dùng theo từng bữa của bé sao cho phù hợp, mỗi lần khoảng từ 70 đến 100ml để tránh lãng phí. Và ghi chú đầy đủ ngày tháng, đánh dấu xem để biết túi sữa nào dùng trước, túi nào dùng sau.
Lắc sữa trước khi dùng
Nên nhẹ nhàng lắc sữa trong bình lưu trữ để giúp hạn chế những dưỡng chất, chất béo có trong bình bị lắng xuống trước khi sử dụng. Tốt nhất, các mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học với mình, không nên ép sữa quá nhiều để giúp cho chất lượng sữa được đảm bảo tối ưu nhất. Bên cạnh đó, khi bảo quản sữa ở bên ngoài, cần đảm bảo dinh dưỡng tối ưu vốn có, an toàn cho bé yêu.
Mách bạn cách bảo quản sữa đúng chuẩn cho mẹ
Để giúp bảo quản sữa tối ưu trong môi trường bên ngoài, mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:
Dự trữ sữa đúng cách bảo quản lâu hơn
Nếu như bạn còn băn khoăn sữa mẹ để được bao lâu, hãy áp dụng những cách sau để giúp kéo dài thời gian bảo quản sữa:
- Sữa mẹ nên được lưu trong bình thủy tinh hoặc là túi tiệt trùng chuyên dụng, không chứa chất BPA độc hại.
- Ghi chú cụ thể dung tích, thời gian hút sữa chính xác của mồi bình hoặc túi sữa đã lưu, sắp xếp hợp lý để phù hợp trong quá trình sử dụng.
- Cẩn trọng trong quá trình làm sạch bình hoặc là túi lưu sữa là rất quan trọng.
- Nên rửa tay thật sạch sẽ, dụng cụ trước khi vắt sữa để đảm bảo vệ sinh.
Sữa mẹ để ngoài được bao lâu phụ thuộc phương pháp bảo quản
Để có thể bảo quản sữa lâu hơn ở môi trường bên ngoài, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Phần thừa của sữa nếu như bé uống xong tuyệt đối không nên hòa trộn với sữa đã vắt. Tốt nhất, nên bỏ phần sữa này đi hoặc bảo quản trong ngăn mát sử dụng trong 4-6 tiếng.
- Sau khi hút sữa mẹ, bạn nên bảo quản ở trong ngăn mát trước, sau khi sữa lạnh mới đặt lên ngăn đá. Nên để sữa trong ngăn mát trước 1 ngày trước khi hâm nóng để không mất chất sữa.
- Nếu như cần phải di chuyển, mang sữa theo, tốt nhất bình cần phải được bọc kín đảm bảo vệ sinh không nhiễm khuẩn chéo từ bên ngoài.
- Nên hút sữa để trống không gian trên bình, trên túi tránh tình trạng trào sữa, mất vệ sinh khi trữ đông.
Có thể bạn quan tâm:
- Trà sữa matcha thơm ngon chuẩn vị với cách làm đơn giản
- Sữa bắp – Thức uống dinh dưỡng dinh dưỡng thơm ngon
Sữa sau bảo quản, sử dụng như thế nào?
Nếu như bạn đang bảo quản sữa ở ngăn mát của tủ lạnh, tốt nhất bạn nên để trong tô ấm để có thể giúp nhiệt độ sữa để bé có thể dễ dàng sử dụng. Nếu như mẹ trữ đông trên ngăn đá, nên rã đông trước ở ngăn mát sau đó mới làm ấm sữa. Nhiệt độ phù hợp nhất để làm ấm sữa là khoảng 40 độ C, không nên tăng nhiệt quá cao gây biến chất trong sữa, đồng thời kiểm tra nhiệt độ có bị nóng hay không trước khi cho bé uống.
Sữa mẹ bị hỏng, làm sao để nhận biết?
Khi bạn đã biết thời gian bảo quản và sử dụng sữa phù hợp, bạn cần nắm chắc sữa mẹ khi hỏng có dấu hiệu như thế nào, cụ thể:
- Sữa sau khi đem đi rã đông có màu sắc thay đổi, nếu như đảm bảo được thời gian lưu trữ, nhiệt độ và đúng cách sữa mẹ rất an toàn, không mất đi dưỡng chất.
- Bạn có thể nhận biết sữa đã hỏng qua các dấu hiệu mùi chua, khó chịu khi lên men, sữa mẹ bị vón thành từng cục. Tốt nhất nên kiểm tra về trạng thái và mùi vị của sữa trước khi sử dụng để tráng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp những thông tin hữu ích về sữa mẹ để ngoài được bao lâu là tốt nhất để sử dụng. Bên cạnh đó là những lưu ý về bảo quản sữa, cách dùng đảm bảo an toàn cho bé khi sữa để bên ngoài. Hãy lưu ý đến những đặc điểm của sữa để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của bé.